Beta là gì? Chắc rằng các bạn mới tham gia vào thị trường tài chính vẫn còn rất mơ màng về nội dung này phải không? Đừng lo Wikicoin sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hoạt động này cũng như là chi tiết những đểm nổi bật bạn cần chú ý. Hãy cùng theo dõi bài viết này của Wikicoin nhé!
Beta là gì?
Chỉ số beta (β) hay hệ số rủi ro là thước đo rủi ro hệ thống của một cổ phiếu, hay toàn bộ danh mục của nhà đầu tư. Chỉ số Beta thể hiện độ tương quan biến động của cổ phiếu hoặc danh mục so với toàn bộ thị trường, bằng cách so sánh sự thay đổi về giá.
Trong thị trường chứng khoán, khi nhìn vào sự thay đổi của thị trường (Vn-Index) nhà đầu tư có thể phán đoán sự thay đổi trong danh mục hoặc cổ phiếu của mình thông qua beta (β) như sau
- Nếu β = 1: Mức biến động giá của chứng khoán bằng mức biến động của thị trường. Nghĩa là chứng khoán này di chuyển cùng bước đi của thị trường.
- Nếu β < 1: Mức biến động giá của chứng khoán thấp hơn mức biến động của thị trường. Có nghĩa là chứng khoán đó có mức độ biến động ít hơn mức thay đổi của thị trường.
- Nếu β > 1: Mức biến động giá của chứng khoán cao hơn mức biến động của thị trường. Trường hợp này đồng nghĩa với việc cổ phiếu này có khả năng sinh lời cao, nhưng đồng thời tiềm năng rủi ro cũng khá lớn. Ví dụ: Hệ số β của cổ phiếu A = 2, có nghĩa nếu thị trường tăng 10% thì cổ phiếu A sẽ tăng 20%.
Chỉ số β = 0: Nếu một cổ phiếu có chỉ số beta bằng 0, có nghĩa là sự thay đổi giá trị của cổ phiếu hoàn toàn độc lập so với thị trường. Nếu dấu của β mang dấu ( – ) thì cổ phiếu sẽ biến động ngược chiều so với thị trường và ngược lại.
Nguồn gốc của Beta?
Bảng chữ cái Hy Lạp là hệ thống 24 ký tự được dùng để viết tiếng Hy Lạp từ cuối thế kỷ thứ IX trước Công nguyên hoặc đầu thế kỷ thứ VIII trước Công nguyên. Những chữ cái này cũng được dùng trong bảng số Hy Lạp từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên. Bảng chữ cái Hy Lạp được kế thừa từ Bảng chữ cái Phoenicia.
Bản đồ của nền văn minh Phoenician
Chữ cái Beta cũng là bắt nguồn từ chữ cái Beth trong tiếng Phoenicia. Chữ Phoenicia cổ xưa nhất được phát hiện là trên một mũi tên đồng có niên đại từ giữa thế kỉ XI TCN. Bắt đầu từ vùng ven Địa Trung Hải, thông qua quy trình buôn bán trên biển, chữ Phoenicia đã được người Hy Lạp tiếp nhận và có sửa đổi.\
Ý nghĩa của Beta trong chứng khoán
Hệ số beta hay beta là hệ số đo lường rủi ro hệ thống của một cổ phiếu hay toàn bộ danh mục đầu tư. Qua đó thể hiện mức độ tương quan của biến động cổ phiếu hay danh mục đầu tư so với sự biến động chung của thị trường.
Trong đó:
Hệ số beta của thị trường mặc định luôn = 1.
Rủi ro hệ thống là rủi ro ảnh hưởng đến (hầu hết) tất cả các cổ phiếu trên thị trường nên còn được gọi là rủi ro thị trường như GDP, lạm phát, lãi suất, chiến tranh,… Bên cạnh rủi ro hệ thống thì còn rủi ro phi hệ thống là loại rủi ro chỉ tác động đến 1 cổ phiếu hay một nhóm ngành cổ phiếu nhất định. Chẳng hạn như giá dầu giảm sẽ ảnh hưởng đến nhóm dầu khí nhưng lại có lợi với công ty vận tải và ngược lại. Hay sự tăng giảm lợi chuẩn của doanh nghiệp B chỉ tác động lên cổ phiếu của doanh nghiệp đó.
Cũng chính vì lý do này mà nếu danh mục dù nắm 1 cổ phiếu hay 10 cổ phiếu có hệ số beta bằng nhau thì đều có mức độ rủi ro hệ thống là như nhau nhưng danh mục 10 cổ phiếu sẽ có rủi ro phi hệ thống ít hơn. Điều này có nghĩa là việc đa dạng hóa sẽ làm giảm mức độ rủi ro phi hệ thống nhưng không làm giảm rủi ro hệ thống.
Cách tính hệ số Beta

Trong đó:
Cov (Stock, Market): Hiệp phương sai tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu và tỷ suất sinh lợi của thị trường.
Var (Market): phương sai tỷ suất sinh lợi thị trường.
Tuy nhiên nhà đầu tư sẽ không cần tính bởi hầu hết các trang web tài chính hay công ty chứng khoán như cafef, cophieu68.vn, financevietstock, HSC, VND, MBS… đều cung cấp cho ta chỉ số này rồi. Nếu có kết quả rất khác nhau thì do họ thường lấy mốc thời gian tính khác nhau. Tuy nhiên bạn có thể lấy kết quả gần đúng bằng trung bình cộng của chúng, tốt nhất là tự tính. (Lưu ý: Thường thì mấy trang web tài chính chứng khoán có kết quả tính hệ số Beta khá cách biệt).
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về Beta mà wikicoin đã tổng hợp. Hy vọng có thể cung cấp cho bạn những nguồn thông tin hữu ích nhất trong quá trình tham khảo và tìm hiểu về thị trường tài chính. Nếu thấy bài viết này hay thì đừng quên tặng mình một bình luận ở bên dưới nhé!
Người viết: Bích Ngọc
Nguồn tham khảo: gomoney, vietadsgroup, muarehon, tuoitredoisong, happymobile