Chỉ báo ATR là gì? Tìm hiểu về chỉ báo ATR chỉ trong vòng vài phú khi bạn đọc qua bài viết này của wikicoin mình sẽ tổng hợp thông tin một cách đơn giản và dễ hiểu nhất, đừng bỏ lỡ bài viết bên dưới này nhé!
Chỉ báo ATR là gì?
ATR hay còn được gọi là vùng biên độ Trung bình (Average True Range – ATR) là một công cụ được dùng trong phân tích kỹ thuật để đo lường volatility (độ biến động).
Không như nhiều chỉ báo thông dụng ngày nay, chỉ báo ATR không chỉ ra hướng đi của giá. Nói đúng hơn, nó là một thước đo được sử dụng độc lập để đo lường độ biến động, đặc biệt là biến động gây ra bởi khoảng trống giá (price gap) hoặc biến động giới hạn (limit move).
Cách tính chỉ báo ATR là gì?
TR=Max[(H − L), Abs(H − CP), Abs(L − CP)]
ATR=(n1)(i=1)∑(n)TRi
Trong đó:
- H: giá cao nhất ( giá đỉnh)
- L: giá thấp nhất ( giá đáy)
- CP: giá đóng cửa giai đoạn trước
- Tri: giá trị vùng biên độ thực
- n: giai đoạn hiện tại
Ý nghĩa của chỉ báo ATR là gì?
Ban đầu chỉ báo ATR được đưa ra với mục đích làm sao có thể phản ánh chính xác dao động của mức giá hàng hóa. Đồng thời có thể giải thích cho sự chênh lệch mức giá của hàng hóa. Dựa vào biến động giá mà ATR đưa ra, người ta sẽ dễ dàng xác định được điểm chốt lời và cắt lỗ. Từ đó, giúp các nhà đầu tư có thể tối ưu lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro.
Ngoài ra, dựa vào biến động giá trader cũng dễ dàng phán đoán được điểm vào lệnh và đóng lệnh phù hợp.
- Nếu ATR cao thường là kết quả của sự tăng giảm mạnh của thị trường trong thời gian ngắn hạn.
- Còn nếu chỉ báo ATR thấp, cho thấy thị trường không có nhiều biến động.
- Nếu thấy thị trường yên ả quá lâu chứng tỏ đang trong giai đoạn tích lũy để bắt đầu cho sự đảo chiều trong tương lai.
Công dụng của chỉ báo ATR là gì?
Cách 1: sử dụng ATR làm công cụ đo mức biến động của thị trường.

Khi ATR ngày càng tăng (số 1 trên hình minh hoạ), điều này có nghĩa là mức biến động của giá sẽ tăng lên, cụ thể là trend sẽ đi mạnh (cả trend tăng hay giảm). Ngược lại nếu ATR giảm (số 2 trên hình minh hoạ) thì giá sẽ đi sideway.
Cách 2: sử dụng ATR để tính điểm chốt lời.
Trader sẽ sử dụng ATR để dự đoán quãng đường giá có thể đi sắp tới.

- Tại thời điểm cây nến được đánh dấu trên hình, ATR có giá trị là 125 pips (đường màu đen trong hình).
- Trader vào lệnh mua tại giá mở cửa của cây nến được đánh dấu.
- Điểm chốt lời được đặt tại mốc giá cách điểm vào lệnh 125 pips. Giá sau đó đã chạm tới đúng điểm chốt lời ngay tại giá cao nhất trong ngày.
Cách 3: sử dụng ATR để tìm điểm cắt lỗ.
Trader sẽ sử dụng ATR để tìm điểm cắt lỗ phù hợp bởi nó sẽ cho chúng ta khoảng cách tối đa giá có thể chạm tới, giúp phòng tránh các biến động bất thường của thị trường mà thường sẽ dẫn tới việc Trader bị thị trường quét stop loss (market stop hunt).
Cách sử dụng cũng tương tự như việc đặt điểm chốt lời, bạn sẽ dựa vào tín hiệu của ATR để đặt điểm cắt lỗ cách xa x pips so với điểm vào lệnh của bạn.
Điều chỉnh thông số chu kỳ để điều chỉnh độ nhạy của ATR.
ATR có chu kỳ mặc định là 14. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi thông số mặc định này.

Hình minh hoạ trên cho ví dụ ATR với số chu kỳ là 7, ta thấy ATR cho tín hiệu có độ nhạy cao so với đồ thị giá.

Với số chu kỳ là 28 cho kết quả ATR “mượt” hơn tuy nhiên lại cho tín hiệu rất chậm so với đồ thị giá.
Khi thay đổi số chu kỳ của ATR, điều quan trọng nhất là bạn cần phải xem việc thay đổi này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc trading của bạn. Liệu tăng độ nhạy sẽ cho bạn điểm chốt lời tốt hơn? Bạn có phải là người trade ngắn hạn?
Để có thể tìm số chu kỳ phù hợp, mình đề nghị trước tiên hãy dùng số chu kỳ mặc định của ATR là 14 (hoặc 20 với mt4), sau đó tự backtest liên tục để xem số chu kỳ đó có phù hợp với phương pháp giao dịch của mình không.
Tổng kết
Bài viết này là tổng hợp toàn bộ thông tin về Chỉ báo ATR cho các bạn, Wikicoin rất vui khi được đồng hành cùng các bạn trong giai đoạn tìm hiểu tham khảo về thị trường tài chính. Nếu cảm thấy bài viết này hữu ích đừng quên tặng mình một bình luận ở bên dưới nhé!
Người viết: Bích Ngọc
Nguồn: Tổng hợp