EMA là gì? Chắc rằng các bạn mới tham gia vào thị trường tài chính vẫn còn rất mơ màng về nội dung này phải không? Đừng lo Wikicoin sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về EMA cũng như là chi tiết những đểm nổi bật bạn cần chú ý. Hãy cùng theo dõi bài viết này của Wikicoin nhé!
EMA là gì?
EMA hay Exponential Moving Average – Đường trung bình động hàm mũ (EMA) là một dạng trung bình động (MA) mà dựa vào công thức tính toán đặt trọng số theo cấp số nhân phản ứng đáng kể hơn với những thay đổi giá gần đây, so với đường trung bình động đơn giản (SMA) chỉ áp dụng trọng số bằng nhau cho tất cả các chu kỳ, giúp EMA làm mượt đường giá hơn so với SMA.
EMA là một trong 2 đường MA được các trader sử dụng phổ biến nhất trong giao dịch ngoại hối forex. Đường chỉ báo này nếu sử dụng hợp lý sẽ giúp các nhà đầu tư có thể tính toán được sự biến động giá một cách chuẩn xác nhất và giảm thiểu được tình trạng nhiễu giá.
Công thức tính đường EMA đơn giản chính xác
Công thức tính EMA sẽ giải quyết được 1 hạn chế mà hầu hết các đường MA khác mắc phải đó là tính giá diễn ra dàn trải trong suốt chu kỳ.
EMA chỉ tập trung vào giá gần với giá hiện tại và phụ thuộc chặt chẽ vào các kết quả phép tính trước.
Công thức tính đường EMA:
EMA(n) = Pt*k + EMA (t-1)*(1-k)
Trong đó:
- n: là số chu kỳ
- Pt: là giá trị đầu của EMA. Giá này có thể được tính bằng đường SMA hoặc giá đóng cửa trước của đường SMA
- k: là hệ số nhân được tính bằng công thức k=2/(n+1)
- EMA (t-1): là trung bình trượt của hàm mũ trong phiên giao dịch trước
Ưu nhược điểm của đường EMA
Mặc dù là loại đường phân tích kỹ thuật được các nhà đầu tư sử dụng nhiều nhất hiện nay nhưng chắc chắn EMA cũng phải chứa cả ưu điểm và nhược điểm.
Ưu điểm
Đường trung bình động EMA mang rất nhiều ưu điểm so với các đường MA đơn giản khác. Một vài ưu điểm nổi trội của nó như sau:
- Cập nhanh các dữ liệu mới nhất đồng thời ghi nhớ các dữ liệu cũ chính xác.
- Phản ánh trạng thái giao dịch thông qua độ dốc của đường.
- Sử dụng tốt trong thị trường Forex đầy biến động vì nó có khả năng thích ứng biến đổi giá nhanh chóng.
- Hạn chế việc đặt trọng lượng bằng nhau cho mọi biến động giá như đường SMA.
Nhược điểm
Nhược điểm của đường EMA tương đối ít nhưng khá nguy hiểm. Đôi khi, sự thích quá nhanh khiến nó dễ bị ảnh hưởng bởi các tín hiệu giá sai lệch. Để hạn chế điều này, các nhà giao dịch cần phải kết hợp phân tích và quan sát đường thật sát sao.
Một mẹo nhỏ cho các Trader là ưu tiên sử dụng đường trung bình động EMA cho các phiên giao dịch dài hạn thay vì các phiên giao dịch ngắn hạn. Vì trong khoảng thời gian dài, các tín hiệu sai lệch sẽ ít được tạo ra. Tuy nhiên các nhà giao dịch phải chấp nhận có ít cơ hội đặt điểm đảo chiều hơn.
Nguyên tắc để sử dụng EMA đúng nhất
Không có đường EMA nào đúng và chính xác hơn đường EMA nào. Vì nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Thông thường, một số trader sẽ sử dụng các con số mặc định như EMA9, EMA25, EMA99, EMA200,…
Một số nguyên tắc để áp dụng EMA cho đúng nhất:
Trong 1 biểu đồ giá sẽ thường có 2 đường EMA, trong đó 1 đường EMA nhanh và 1 đường EMA chậm.
- EMA chậm hay EMA dài thường thuộc loại EMA50, EMA100 và EMA200.
- EMA nhanh hay EMA ngắn thuộc thường thuộc loại EMA9 và EMA25.
Biểu đồ giá có đường EMA nhanh (có chu kì ngắn) sẽ dễ bị phá vỡ hơn so với đường EMA chậm (có chu kỳ dài). Nhưng bù lại đường EMA nhanh sẽ bám sát đường giá hơn so với đường EMA chậm.
Bên cạnh đó, dựa trên công thức tính có thể thấy đường giá phải có trước mới tạo ra được các đường EMA. Vì thế, EMA luôn có độ trễ hơn so với đường giá.
Chính vì thế trader mới hay lựa chọn chiến lược giao giao bằng cách kết hợp 2 đường EMA: 1 đường EMA ngắn và 1 đường EMA dài để có thể dễ xác định xu hướng hơn.
Wikicoin hy vọng với những nội dung chi tiết về EMA được tổng hợp ở bài viết trên sẽ là nguồn thông tin hữu ích, có thể hổ trợ được cho các bạn đọc trong quá trình tham khảo và nghiên cứu. Nếu thấy bài viết này hay đừng quên tặng mình một bình luận ở bên dưới nhé!
Người viết: Bích Ngọc
Nguồn: Tổng hợp