Hard Fork là gì? Nếu từ nghiên cứu lịch sử phát triển của Bitcoin hay Ethereum, bạn chắc hẳn biết rằng mạng blockchain của hai loại tiền điện tử này từng không ít lần trải qua Hard Fork. Cứ sau mỗi lần thay đổi như vậy lại xuất hiện một nhánh mạng mới, tương ứng với đó là một loại tiền điện tử mới khi hoạt động trên nhánh mạng đó.
Vậy cần phải hiểu chính xác Hard Fork là gì? Vì sao lại có Hard Fork? Các đợt phân tách như vậy có lợi hay có hại cho nhánh blockchain chính?
Tìm hiểu chung về Fork trên blockchain
Vì có thể hiểu một cách tường tận nhất Hard Fork là, kiến thức quan trọng trước tiên bạn cần tìm hiểu chính Fork trên blockchain. Bởi thực chất Hard Fork tương tự như một tập hợp con của Fork.
Xét trên cấp độ cơ bản nhất, blockchain giống như một tập hợp khổng lồ bao gồm nhiều khối dữ liệu. Trong đó khối dữ liệu lại đổi liên kết với khối dữ liệu trước hình thành chuỗi blockchain dài vô hạn. Quá trình liên kết này được thiết lập thông qua khóa bảo mật an toàn.
Bạn có thể hình dung blockchain tương tự như một đường thẳng tạo thành từ nhiều đoạn thẳng, mỗi đoạn lệ tương ứng với một khối dữ liệu. Các khối là chỉ có thể liên kết với nhau nhau nếu có sự đồng thuận của tất cả khối còn lại.
Như vậy, bất kỳ lên cấp nào diễn ra trong hệ thống đều phải có được sự đồng thuận các khối còn khác cùng hoạt động trên blockchain. Tuy nhiên, tính đồng thuận này khó có thể xảy ra bởi tất cả các khối khi đã liên kết với nhau thông qua bộ quy tắc chức năng mang tính bất biến.
Vậy nên thay vì phải viết lại từ khối dữ liệu, một thay đổi trong blockchain sẽ thực hiện thông qua ra các đợt Fork. Bạn có thể hiểu đơn giản rằng Fork diễn ra trên mỗi blockchain chính là quá trình sao chép phần mềm gốc. Đồng thời điều chỉnh thay đổi cải thiện hơn so với phiên bản blockchain cũ.
Thực tế, hai blockchain không thể cùng tồn tại trên cùng một mạng lưới. Chính vì vậy, blockchain phải chia thành hai nhánh. Hoạt động của năng mới này gần tương tự như nhánh blockchain gốc.
Hard Fork là gì?
Hard Fork là gì? – Trong thế giới blockchain, Hard Fork tương tự một bản nâng cấp nhưng lại không tương thích với blockchain cũ. Bản cập nhật cho giao thức phần mềm dẫn đến sự chia lễ trong mạng blockchain chính.
Ví dụ: Khi một loại tiền điện tử thử vẫn đang khởi chạy trên chuỗi khối blockchain cũ thì một đợt Fork diễn ra. Hệ quả dẫn đến sự hình thành của một loại tiền điện tử trên thứ hai trên blockchain mới hình thành.
Khi xảy ra Hard Fork, mọi quy tắc của giao thức blockchain đã cập nhật hoặc thay đổi. Tuy nhiên những cập nhật và thay đổi này lại không tương thích với blockchain trước đó. Điều này dẫn đến tình trạng các nút không chấp nhận khối mới cập nhật. Khi đó blockchain mới hoạt động dựa theo quy tắc mới và từ chối các khối xuất phát từ blockchain cũ. Tình trạng xung đột phần mềm này còn được biết đến với thuật ngữ “không tương thích ngược“.
Hard Fork là gì? Trong quá khứ chuỗi khối blockchain Bitcoin từng xảy ra một đợt Hard Fork tạo thành nhánh Bitcoin Cash. Sự kiện phân tách nhánh chính Bitcoin cho thấy cộng đồng người dùng của đồng tiền kỹ thuật số này tồn tại bất đồng lớn.
Bên đồng thuận với Hard Fork cho rằng khi phân tách mạng lưới, kích thước khối blockchain sẽ tăng lên, cải thiện tốc độ giao dịch. Trong khi đó bên phản đối lại cho rằng nếu để xảy ra Hard Fork vô tình tạo ra một tiền lệ xấu, đi ngược lại với bản chất không thể can thiệp của công nghệ blockchain.
Bên đồng ý Hard Fork đã quyết định đi theo nhánh Bitcoin Cash, và bên phản đối đương nhiên chọn ở lại với nhánh Bitcoin chính. Cả Bitcoin và Bitcoin Cash hoạt động trên hai blockchain khác nhau nhưng chúng lại có chung nguồn gốc.
Như vậy, phần giải thích trên đây hẳn giúp bạn hiểu hơn về thuật ngữ Hard Fork là gì trong blockchain. Phần tiếp theo của bài viết, bạn sẽ được tìm hiểu kỹ hơn về từng loại hình Hard Fork
Phân loại Hard Fork
Tiếp nối bài viết với chủ đề Hard Fork là gì, Beat Đầu Tư sẽ cùng bạn đi phân tích 2 loại Hard cơ bản thường gặp trong thực tế.
Hard Fork theo kế hoạch
Đây là phiên bản nâng cấp hệ thống đã được bên phát triển lên kế hoạch từ trước. Kiểu Hard Fork này không quá gây chia rẽ cộng đồng bởi mọi quy trình đều lên kế hoạch sẵn, giữa nhà phát triển và cộng đồng người dùng đã có sự chuẩn bị nhất định.
Chẳng hạn như sự kiện mạng Monero diễn ra Hard Fork vào đầu năm 2017. Sau đợt Hard Fork, mạng Monero đã được bổ sung thêm tính năng giao dịch bí mật theo vốn lặp (RingCT).
Hard Fork cạnh tranh
Hard Fork cạnh tranh thường xảy ra khi xuất hiện bất đồng sâu sắc giữa những nhóm lợi ích cùng tham gia xây dựng mạng blockchain. Khi đó, cộng đồng người dùng có xu hướng chia thành 2 phe.
Trong đó, một phe ủng hộ Hard Fork để hình thành mạng blockchain mạnh mẽ hơn, khắc phục nhược điểm còn tồn tại ở blockchain cũ. Phe còn lại đương nhiên phản đối vì Hard Fork nếu như xảy ra có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của họ.
Soft Fork là gì?
Sau phần giải thích Hard Fork là gì, Beat Đầu Tư sẽ tiếp tục giới thiệu đến bạn khái niệm về Soft Fork và Temporary Fork.
Soft Fork
Nếu như Hard Fork là một bản nâng cấp không tương thích với blockchain cũ thì Soft Fork lại là bản cập nhật hoàn toàn tương thích. Soft Fork tích hợp có một vài thay đổi nhưng vẫn hoàn toàn tương thích với nền tảng blockchain trước đó. Trong trường hợp này, blockchain cũ vẫn tiếp tục chấp nhận khối giao thức đến từ blockchain mới.
Nói cách khác, Soft Fork đã thành công trong việc thúc đẩy blockchain cũ chấp nhận một số quy tắc mới. Các khối cũ và khối mới đều được chấp nhận trên blockchain trước đó, quá trình chuyển giao giữa hai chuỗi không xung đột như Hard Fork.
Cũng trong quá khứ thì vào năm 2015, blockchain Bitcoin từng xảy ra một đợt Soft Fork. Cụ thể là bản cập nhật cho giao thức Bitcoin Segregated Witness (SegWit).
Khi chưa xuất hiện bản cập nhật SegWit, giao dịch diễn ra trên mạng Bitcoin diễn ra tương đối chậm, phí có thể lên đến 30 USD / giao dịch. Sau khi có bản cập nhật SegWit, kích thước khối từ 1 MB đã tăng lên 4MB, tốc độ giao dịch đã được cải thiện đáng kể, phí người dùng phải trả cũng không cao như trước.
Ý tưởng của bản Soft Fork này là phân tách hoặc xóa dữ liệu chữ ký khỏi phần dữ liệu giao dịch đã lưu trên blockchain. Đồng thời, mở rộng không gian để thông lượng trên mỗi giao dịch có thể được xử lý nhiều hơn.
Thông qua bản cập nhật SegWit, chuỗi blockchain Binance cũ có khả năng tiếp nhận cả khối 4 MB và 1 MB cùng lúc. Mọi thay đổi biểu diễn ra nhịp nhàng, xóa bỏ hoàn toàn quy tắc cũ, Soft Fork hỗ trợ nút cũ tham gia xác nhận khối mới theo cách đơn giản, không xung đột.
So sánh Hard Fork và Soft Fork
Nếu như đã nắm rõ tính chất Hard Fork là gì, bạn chắc chắn không khó khăn để so sánh nó với Soft Fork.

Tác động của Soft Fork
Đến nay cộng đồng blockchain thế giới vẫn còn bị chia rẽ trước nhận định Hard Fork hay Soft Fork tốt hơn. Mỗi dạng Fork đều có ưu điểm riêng. Nhưng cho dù trường hợp Fork nào diễn ra thì cộng đồng người dùng của một blockchain vẫn bị chia rẽ ít nhiều.
Thường thì Soft Fork được xem là nhẹ nhàng hơn so với Hard Fork. Tuy nhiên, Soft Fork lại dễ bị lợi dụng bởi một và nhóm đối tượng xấu. Nhằm đánh lừa người dùng full – node và đội ngũ thợ đào để xác định các khối giao dịch không hợp lệ.

Trong đó, người dùng ful – node luôn giữ trọng trách giám sát blockchain, duy trì bản sao hoàn chỉnh của blockchain. Nhiệm vụ chính của họ là đảm bảo tất cả khối mới vẫn tuân thủ theo quy tắc của blockchain cũ. Trường hợp phát hiện nhóm người đưa ra quy tắc mới nhưng full – node không hề hay biết thì hành vi này lập tức xếp vào nhóm vi phạm.
Chẳng hạn như đối với mạng Bitcoin tính chất phi tập trung luôn được duy trì bởi ful – node mà nhóm người khai thác độc lập. Thợ đào giữ vai trò là bên xác nhận giao dịch hợp lệ và thêm vào blockchain. Nhờ đó, tình trạng chi tiêu kép, lạm phát đồng Bitcoin đã được ngăn chặn phần nào được ngăn chặn.
Nếu như kể xấu thành công trong việc đánh lừa người dùng full – node và hội hỗ trợ đào để giao dịch không hợp lệ được chấp nhận, blockchain có thể đã bị hack. Hệ thống khi đó có nguy cơ sụp đổ. Để hạn chế thấp nhất rủi ro trên, hầu hết blockchain thường cố gắng công khai toàn bộ Soft Fork.
Tác động của Hard Fork
Hard Fork là gì? Còn với Hard Fork, hình thức phân tách này cũng tồn tại thách thức riêng. Vấn đề đầu tiên phải kể đến tình trạng chia rẽ cộng đồng người dùng. Bởi người dùng bắt buộc phải lựa chọn ở lại với nhánh blockchain chính hoặc đi theo nhánh blockchain với hình thành.
Chưa kể đến còn là tình trạng phân chia sức mạnh băm khi mạng blockchain bị Hard Fork. Tình trạng này làm giảm khả năng xử lý và bảo mật cho toàn bộ hệ thống. Mạng lưới blockchain khi đó sẽ dễ bị tấn công hơn.
Nguồn: beatdautu, tapchibitcoin
Có thể bạn quan tâm
STORJ coin là gì? Có nên all in vào STORJ coin trong năm 2022 không
Các rủi ro khi đầu tư tiền điện tử [Thị trường 2022]
Advcash là gì? Tất tần tật mọi thông tin về Advcash chỉ trong một bài viết