Hedge, Hedging là gì? Chắc rằng các bạn mới tham gia vào thị trường tài chính vẫn còn rất mơ màng về nội dung này phải không? Đừng lo Wikicoin sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Hedge, Hedging cũng như là chi tiết những đểm nổi bật bạn cần chú ý. Hãy cùng theo dõi bài viết này của Wikicoin nhé!
Hedging là gì?
Hedging dịch theo tiếng Anh có nghĩa là phòng ngừa rủi ro. Theo đó, phòng ngừa rủi ro có thể hiểu là một hình thức bảo hiểm, là một hoạt động bảo vệ các khoản đầu tư.
Mục tiêu của hình thức này là giảm thiểu thua lỗ từ những biến động giá trên thị trường. Về mặt kỹ thuật, để phòng vệ giá, các nhà giao dịch cần đầu tư vào hai công cụ khác nhau nhưng lại có mối quan hệ nghịch đảo.
Xét trong thị trường ngoại hối, Hedging là phương thức đặt lệnh mà trong đó các trader sẽ thực hiện giao dịch trên cùng 1 cặp tiền tệ với cùng 1 khối lượng nhưng với 2 lệnh đối nghịch nhau.
Những rủi ro hedging trên thị trường tài chính cần phải chú ý
Về bản chất, nghiệp vụ hedging cũng chính là một nghiệp vụ đầu tư, chỉ khác về ý nghĩa, thay vì tìm kiếm lợi nhuận thì hedging là giúp phòng ngừa rủi ro. Chính vì vậy, nghiệp vụ hedging cũng sẽ có những đặc điểm của một hoạt động đầu tư hay giao dịch.
- Chi phí của nghiệp vụ hedging
Bất cứ một nghiệp vụ hedging nào cũng đều tốn chi phí, đó là điều chắc chắn. Cứ hình dung về bảo hiểm ô tô là rõ ràng nhất. Các bạn phải bỏ ra một số tiền lớn mỗi năm để mua bảo hiểm cho xế hộp. Đó chính là chi phí hedging.
Trên thị trường tài chính, hedging bằng hợp đồng quyền chọn hay hợp đồng tương lai thì chi phí chính là phí quyền chọn hay phí tương lai, là số tiền mà các bạn phải bỏ ra để sở hữu chứng khoán phái sinh đó. Trong forex, hedging bằng việc mở một vị thế đối nghịch đồng nghĩa với việc các bạn đang thực hiện một giao dịch mới, chi phí chính là spread, phí hoa hồng hoặc phí qua đêm, nếu có.
Tuy nhiên, khác với việc thực hiện một giao dịch, một danh mục đầu tư độc lập, nếu phòng ngừa rủi ro thành công, chi phí của nghiệp vụ hedging sẽ không đáng là bao, ngược lại, nhà đầu tư, nhà giao dịch sẽ thêm một phần gánh nặng thua lỗ.
- Rủi ro của nghiệp vụ hedging
Đã là một hoạt động đầu tư, giao dịch thì chắc chắn tồn tại rủi ro. Rủi ro của nghiệp vụ hedging trên các thị trường tài chính phát sinh khi các nhà hedger phòng ngừa không thành công. Đối với hợp đồng quyền chọn, khi phòng ngừa rủi ro thất bại, nếu chênh lệch giữa giá giao ngay và giá thực hiện không đủ để bù đắp chi phí hedging thì chi phí này sẽ khiến cho bạn thua lỗ hoặc làm giảm đi một phần lợi nhuận của mình.
Đối với hợp đồng tương lai, khi phòng ngừa không thành công, rủi ro lớn nhất là khi các bạn bắt buộc phải thực hiện quyền mua, bán của mình với mức giá cam kết như trong hợp đồng thay vì được mua bán với mức giá giao ngay tốt hơn, đồng thời, cộng thêm chi phí hedging khiến cho nghiệp vụ này lỗ càng thêm lỗ.
Riêng đối với nghiệp vụ hedging bằng vị thế đối ứng trong forex thì rủi ro càng cao hơn do liên quan đến sự chính xác về kỳ vọng của bạn trên thị trường đối với xu hướng của giá cả.
- Cả 2 bên tham gia vào nghiệp vụ hedging đều có rủi ro
Công ty bảo hiểm có gặp rủi ro khi bán bảo hiểm cho bạn? Tất nhiên là có. Rủi ro về phía công ty bảo hiểm chính là khi sự kiện bảo hiểm xảy ra đối với nhiều khách hàng cùng một lúc và số tiền bảo hiểm họ phải chi trả thì gấp rất nhiều lần số phí mà họ đã thu vào. Còn nếu chỉ có 1, 2 sự kiện bảo hiểm xảy ra thì số tiền chi trả không đáng là bao so với tất cả các khoản phí đã thu, chưa tính đến lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư, kinh doanh của công ty bảo hiểm có thể dư sức bù đắp rủi ro này.
Vậy, trên thị trường tài chính thì sao?
Người bán hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai cho các hedger cũng có mục đích phòng ngừa hoặc kinh doanh riêng của họ. Thua lỗ của bên bán chính là lợi nhuận mà bên mua thu được từ nghiệp vụ hedging khi bên mua phòng ngừa thành công và chi phí hedging mà bên bán nhận được không đủ để bù đắp phần thua lỗ đó.
Nhà giao dịch B khớp lệnh đối ứng với vị thế phòng ngừa rủi ro của trader A trên thị trường ngoại hối nhận về thua lỗ khi vị thế phòng ngừa rủi ro của trader A có lợi nhuận.
Các chiến lược hedging trong forex
Dù có nhiều ý kiến khác nhau về việc nên hay không nên sử dụng Hedging nhưng vẫn không thể phủ nhận hiệu quả tuyệt vời của nó trong một số trường hợp. Do đó, tiếp theo chúng tôi sẽ trình bày một số chiến lược Hedging phổ biến trong giao dịch forex được nhiều trader chuyên nghiệp áp dụng.
Phương pháp Hedging trực tiếp
Đây là chiến lược phòng ngừa rủi ro đơn giản nhất trong 3 phương pháp mà bài viết giới thiệu. Với hedging trực tiếp, các trader có thể thực hiện BUY và SELL cùng một cặp ngoại tệ trong cùng 1 khoảng thời gian, volume giao dịch của 2 lệnh có thể khác nhau.
Ví dụ:
Bạn dự đoán cặp tỷ giá GBP/USD sẽ tăng lên; do đó bạn quyết định vào lệnh mua 1 lot GBP/USD. Tuy nhiên lúc này đồng GBP đang gặp một bất lợi lớn, lo sợ giá sẽ biến động mạnh, bạn thực hiện hedging bằng cách vào thêm một lệnh bán với khối lượng 0.7 lot cho cặp tiền trên.
Trường hợp bạn kỳ vọng cặp tiền GBP/USD tăng lên thì vị thế mua được lời còn vị thế bán bị lỗ. Nếu thị trường đi lên theo đúng kỳ vọng thì các trader sẽ đóng lệnh bán. Dù bạn tốn một khoản phí cho lệnh bán nhưng bạn lại được lợi nhuận của lệnh mua bù lại buy trong dài hạn.
Mặt khác, nếu thị trường đi xuống, ngược lại với kỳ vọng, thì ngay khi lệnh mua được đóng, giá đảo chiều giảm xuống thì lệnh bán sẽ được khớp. Nhờ vậy bạn sẽ giảm thiểu được một khoản lỗ khá lớn.
Phương pháp Hedging nhiều loại tiền tệ
Đây là chiến lược dùng một cặp ngoại tệ khác để “làm rào chắn” cho cặp tiền mà bạn muốn bảo vệ. Phương pháp này sẽ được thực hiện như sau:
Đầu tiên, các nhà đầu tư cần chọn ra cặp tiền tệ có mức tương quan chặt chẽ với cặp tiền họ muốn giao dịch. Nếu là mối tương quan cùng chiều thì thực hiện 2 lệnh đối nghịch nhau. Ngược lại, nếu là mối tương quan ngược chiều thì thực hiện 2 lệnh giống nhau.
Để xác định được mối tương quan giữa các cặp tiền tệ, công cụ uy tín mà các trader thường sử dụng là Correlation Matrix (ma trận tương quan).
Ví dụ:
Bạn đang có ý định vào lệnh BUY cặp tỷ giá GBP/USD. Để thực hiện hedging, bạn có thể vào lệnh BUY cặp tiền USD/CAD vì hai cặp tiền trên có mối tương quan ngược chiều với hệ số tương quan là -83.
Phương pháp Hedging với hợp đồng quyền chọn
Với chiến lược này, các bạn có thể tham khảo các vị thế đối ứng sau đây:
- Nếu vào lệnh BUY thì thực hiện hedging bằng cách BÁN quyền chọn mua hoặc MUA quyền chọn bán.
- Nếu vào lệnh SELL thì thực hiện hedging bằng cách BÁN quyền chọn bán hoặc MUA quyền chọn MUA.
Ví dụ:
Bạn mở lệnh BUY cặp GBP/USD với mức giá 1,37. Để thực hiện hedging trong trường hợp này, bạn có thể mua một hợp đồng quyền chọn bán cặp tiền GBP/USD tại mức giá 1,20.
- Khi cặp tiền này tăng giá thì bạn có thể chốt lời lệnh BUY và không chọn thực hiện quyền chọn bán ban đầu.
- Nhưng nếu giá giảm mạnh bạn sẽ được quyền bán cặp tiền này với mức giá đã thỏa thuận. Khi này bạn sẽ bị lỗ lệnh mua ban đầu và chịu một khoản phí cho hợp đồng quyền chọn. Nhưng lệnh bán sẽ giúp bạn bù vào những khoản lỗ và phí này.
Wikicoin rất mong thông tin ở bài viết trên về Hedging sẽ là nguồn thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu thấy bài viết này hay đừng quên tặng mình một bình luận ở bên dưới nhé!
Người viết: Bích Ngọc
Nguồn: Tổng hợp