OTC là gì? Tham khảo về thị trường tài chính thì đừng bỏ qua nội dung bài viết này của wikicoin nha. Dưới đây mình sẽ cung cấp tất tần thật thông tin về nội dung thị trường OTC một cách dễ hiểu nhất, có thể phù hợp với tất cả các bạn đọc tham khảo! cùng theo dõi bài viết này với mình nào!
OTC là gì?
Thị trường OTC (OTC market) hay còn được gọi là thị trường phi tập trung, OTC là cụm từ viết tắt của over-the-counter trong tiếng Anh, đôi khi thị trường OTC cũng được sử dụng cụm từ khác là off-exchange trading. Thị trường OTC có thể được hiểu là thị trường được tổ chức mà không dựa vào một mặt bằng giao dịch cố định như thị trường sàn giao dịch (thị trường giao dịch tập trung), thay vào đó, thị trường OTC sẽ dựa vào một hệ thống vận hành theo cơ chế chào giá cạnh tranh và thương lượng thông qua sự trợ giúp của các phương tiện thông tin.
Đặc điểm của thị trường OTC
So với thị trường sàn giao dịch như HOSE hay HNX… thì OTC không có địa điểm giao dịch nhất định. Nhà đầu tư dễ dàng gia nhập vào thị trường này thông qua các hội nhóm để trao đổi thông tin với nhau.
Các cổ phiếu của một số công ty cổ phần chưa đăng ký giao dịch và chưa niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán OTC. Nhà đầu tư cá nhân tiến hành thỏa thuận giá cổ phiếu, không cần sự khai báo rộng rãi. Trong mỗi cuộc giao dịch, giá cổ phiếu sẽ có sự chênh lệch.
Phân loại cổ phiếu OTC trên thị trường hiện nay
Cổ phiếu ưu đãi
Cổ phiếu ưu đãi được chào bán cho chính nhân viên tên trong nội bộ công ty phát hành chứng khoán. Bởi vì bán cho nhân viên công ty nội bộ nên giá mua cổ phiếu ưu đãi thường rẻ hơn 40% so với giá trị thực trên thị trường.
Cổ phiếu ưu đãi sẽ hạn chế tính chuyển nhượng, nhân viên sẽ được cấp sổ và đứng tên nắm giữ của mình. Trong trường hợp muốn chuyển nhượng, bạn cần phải đảm bảo các yêu cầu chuyển nhượng đặt ra, đồng thời sau khoảng 3 năm nắm giữ thì mới có thể thực hiện giao dịch này.
Tuy nhiên trên thực tế cổ phiếu ưu đãi đất ít khi được chuyển nhượng cho nếu đầu tư dài hạn sẽ đem lại hiệu quả khá cao.
Cổ phiếu ủy thác
Cổ phiếu ủy thác thường xuất hiện ở những công ty lần đầu phát hành chứng khoán. Họ sẽ đi nhờ các công ty chứng khoán để thực hiện công việc phát hành chứng khoán.
Các công ty phát hành chứng khoán sẽ tiến hành đấu giá, giúp các công ty hạn chế tình trạng đấu giá quá cao hoặc quá thấp khiến mất cơ hội huy động vốn từ thị trường do chưa có kinh nghiệm phát hành.
Công ty phát hành chứng khoán sẽ thu chi phí, tùy từng công ty mà chi phí này có sự khác nhau, thường dao động từ 1 đến 2%.
Cổ phiếu trực tiếp
Cổ phiếu trực tiếp được biết đến là cổ phiếu tự do. Bạn có thể hình dung nó hoàn toàn trái ngược đối với cổ phiếu khác. Nếu như cổ phiếu ủy thác doanh nghiệp sẽ đi nhờ các công ty phát hành chứng khoán thì lúc này họ sẽ tự mình phát hành.
Giá cổ phiếu trực tiếp thường cao hơn so với cổ phiếu ủy thác, tính thanh khoản cũng cao hơn, khả năng giao dịch dễ dàng do có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua và người bán, đồng thời hạn chế các khoản chi phí ủy thác phát sinh.
Ưu và nhược điểm của thị trường OTC
Ưu điểm
- Chắc hẵn ai cũng biết là thị trường giao dịch chứng khoán tập trung chỉ giao dịch vào các ngày làm việc trong tuần. Tức là từ Thứ 2 đến Thứ 6, còn cuối tuần thì thị trường không hoạt động. Nhưng với thị trường OTC thì khác, cuối tuần là khoảng thời gian hoạt động sôi nổi nhất.
- Nếu các sàn chứng khoán tập trung chỉ cho phép bạn mua cổ phiếu của các công ty đã niêm yết trên sàn chứng khoán rồi thì OTC họ làm được cả hai.
- Chính vì quy trình mua bán đơn giản và tự thoả thuận giá khiến cho việc mua bán được diễn ra nhanh chóng hơn. Chỉ cần vài cú click chuột và thao tác đơn giản. Tiền sẽ lập tức được chuyển vào tài khoản của người bán.
Nhược điểm
- Tuy không cần đến sàn giao dịch chứng khoán và trung tâm lưu ký chứng khoán nhưng thị trường OTC vẫn cần một bên trung gian để thực hiện giao dịch. Bên trung gian thường sẽ là người tạo nên sân chơi OTC cho các nhà đầu tư nên họ sẽ thu phí trên mỗi giao dịch thực hiện thành công. Mức phí này cao hơn so với thị trường chứng khoán ở các sàn chứng khoán tập trung.
- Giá của thị trường OTC không bị ảnh hưởng nhiều bởi thị trường thực tế mà dựa trên sức mua và sức bán nội bộ của các sàn OTC. Do đó, giá sẽ bị biến động liên tục do lượng người mua và người bán lúc đột biến, lúc chẳng có ai.
Cách giao dịch của thị trường OTC
Hiện đang có 2 cách giao dịch phổ biến trên thị trường OTC, các bạn có thể tham khảo dưới đây:
- Cách thứ nhất: Một công ty đóng vai trò là bên trung gian, kết nối giữa người mua và người bán. Khi đó, công ty sẽ thu một khoản phí cố định để thực hiện việc giao dịch này.
- Cách thứ hai: Một công ty thương mại OTC ủy nhiệm, hoạt động như đối tác trực tiếp đồng thời chịu rủi ro giao dịch. Công ty này sẽ tính phí giống như một nhà môi giới liên doanh hoặc có thể cao hơn, tùy thuộc vào nhu cầu thị trường và mức độ quản lý rủi ro.
Trên đây là khái niệm về thị trường OTC cũng như là những thông tin chi tiết về thị trường mà wikicoin muốn chia sẻ cho các bạn đọc. Sẽ rất vui nếu như những thông tin này có thể giúp ích được các bạn trong quá trình nghiên cứu và tham khảo về thị trường tài chính, nói cách khác là mang lại những hiệu quả tốt nhất cho quá trình nghiên cứu thu thập kiến thức của các bạn!
Người viết: Bích Ngọc
Nguồn: Moneyhub,Sentayho,beadautu,Meta,