wiki coin
Chào mừng bạn đã đến với Wikicoin.vn - Kênh tổng hợp thông tin, kiến thức cập nhập về Crypto!

Quản lý rủi ro là gì? Kế hoạch để quản lý rủi ro hiệu quả

Tổng hợp bởi:Nguyễn Long
-
Quản- lý -rủi -ro- là- gì

Quản lý rủi ro là gì? Trong thị trường tài chính, kinh doanh, sự hiểu biết vững chắc về rủi ro ở các dạng khác nhau của nó có thể giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về các cơ hội, sự đánh đổi và chi phí liên quan đến các phương pháp đầu tư khác nhau. Vậy quản lý rủi ro là gì? Những vấn đề liên quan xoay quanh quy trình quản lý rủi ro là gì? Cùng wikicoin tìm hiểu với nội dung của bài viết này nhé!

Quản lý rủi ro là gì?

Quản lý rủi ro là một hoạt động xây dựng quy trình có hệ thống bài bản, mang tính khoa học nhằm tìm ra, phòng ngừa và tìm ra giải pháp nhằm giảm thiểu tối đa những rủi ro có khả năng phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh, gây ra những bất lợi, hạn chế cho doanh nghiệp. Việc triển khai các kế hoạch quản lý rủi ro không chỉ giúp cho các hoạt động kinh doanh, mục tiêu phát triển của doanh nghiệp được đi đúng hướng mà còn là cách để chính doanh nghiệp chủ động nắm bắt những cơ hội mới, nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường.

quan-ly-rui-ro-2
Quản lý rủi ro

Vai trò và lợi ích của việc quản trị rủi ro

– Giúp tổ chức hoạt động ổn định

– Giúp tổ chức thực hiện mục tiêu sứ mạng, chiến lược kinh doanh

– Giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn

– Giúp tăng vị thế, uy tín của doanh nghiệp và nhà quản trị

– Giúp tăng độ an toàn trong các hoạt động của tổ chức

– Giúp doanh nghiệp thực hiện thành công các hoạt động kinh doanh mạo hiểm

Kế hoạch quản lý rủi ro hiệu quả

Xác định phạm vi rủi ro

Xác định phạm vi rủi ro là bước đầu tiên cần thực hiện trong bản kế hoạch. Đây là bước khá quan trọng, nó giúp cho doanh nghiệp khoanh vùng được phạm vi ảnh hưởng, dễ dàng tập trung nguồn lực của mình và có những phương án giải quyết kịp thời, phù hợp và đảm bảo hiệu quả.

Quản lý -rủi -ro- là -gì?

Nhận dạng các rủi ro

Lập bản đồ rủi ro là một cách để thực hiện điều này. Về cơ bản, bạn lập biểu đồ tất cả các rủi ro đã xác định trên bản đồ. Bản đồ sẽ giúp bạn nhận thức được những rủi ro mà bạn cần tập trung. Làm việc với nhà môi giới của bạn để đảm bảo rằng bạn được bảo hiểm cho tất cả các rủi ro thích hợp và tìm cách ngăn ngừa và giảm thiểu những rủi ro này. Hình ảnh bên phải là một mẫu bản đồ rủi ro chung. Tuy nhiên, bản đồ rủi ro thường được thay đổi để phản ánh nhu cầu của tổ chức. Bạn có thể nhận dạng rủi ro qua các quá trình phân tích dưới đây:

  • Rủi ro chiến lược, các rủi ro xuất phát từ các vấn đề liên quan đến quản trị, môi trường kinh doanh và các bên liên quan như khách hàng, đối thủ, nhà đầu tư… (kế hoạch và phân bổ nguồn lực, sáp nhập, mua lại, thoái vốn, môi trường kinh doanh, truyền thông và quan hệ với các bên liên quan…);
  • Rủi ro hoạt động, các rủi ro liên quan đến việc sử dụng hiệu quả nguồn lực trong hoạt động hàng ngày, rủi ro tới từ các quy trình, hệ thống, con người và văn hóa… hay do ảnh hưởng của các sự kiện bên ngoài. Ví dụ: kinh doanh liên tục, quy trình tác nghiệp hàng ngày, quản lý thông tin, an toàn – sức khỏe – môi trường…;
quan-tri-rui-ro
Quản trị rủi ro
  •  Rủi ro tài chính, các rủi ro bắt nguồn từ các giao dịch có tính chất tài chính, bao gồm việc mua, bán, các khoản đầu tư và cho vay hay các hoạt động kinh doanh khác (như rủi ro về lãi suất, tỷ giá, giá hàng hóa, thuế, cấu trúc vốn, tính thanh khoản, tín dụng…);
  •  Rủi ro tuân thủ, các rủi ro có liên quan tới việc chấp hành các quy định/nội quy của doanh nghiệp, các luật và văn bản pháp lý khác của Nhà nước liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng/cam kết (môi trường kiểm soát, đạo đức, gian lận, quy định trong hợp đồng…

Việc phân loại rủi ro sẽ giúp chúng ta tập trung và giải quyết hiệu quả hơn vấn đề tồn tại.

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro

Bước thứ ba đó là đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro sau khi nhận diện từng loại rủi ro trong hoạt động doanh nghiệp. Để đo lường chính xác mức độ ảnh hưởng của rủi ro, doanh nghiệp cần thực hiện bám sát 2 tiêu chí sau:

  •  Xác suất xảy ra rủi ro
  • Hậu quả nếu phát sinh rủi ro.
quan-ly-rui-ro
Quản lý rủi ro

Nhà quản lý có thể dựa vào những số liệu thực tế hoặc sự kiện trong quá khứ hoạt động của doanh nghiệp để có nguồn thông tin chính xác nhất phục vụ cho việc đánh giá rủi ro. Phân tích các rủi ro, đánh giá mức độ thiệt hại do rủi ro xảy ra cũng như xác suất xảy ra rủi ro nhằm tìm cách đối phó hay tìm các giải pháp phòng ngừa, loại bỏ, hạn chế, giảm nhẹ thiệt hại.

Giải pháp xử lý rủi ro

Dựa trên kết quả của việc đánh giá rủi ro, các công ty cần lên kế hoạch để giảm thiểu hậu quả bằng cách sử dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro cụ thể.

Lập là triển khai kế hoạch quản lý rủi ro

Kế hoạch quản trị rủi ro cần được lên một cách chi tiết và cụ thể, sau khi được phê duyệt của các cấp lãnh đạo sẽ thông báo tới toàn thể nhân viên và bộ phận liên quan để thực hiện. Trong kế hoạch cần nêu rõ nhiệm vụ, vai trò của từng cá nhân, tập thể để thực hiện đúng và mang lại hiệu quả cho quản trị rủi ro.

quan-lý-rui-ro
Quản lý rủi ro

Kiểm soát và đánh giá kế hoạch quản lí rủi ro

Đến bước này là những hoạt động có liên quan đến việc né tránh, ngăn chặn giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất.

Trong quá trình triển khai kế hoạch, cấp quản lý cần cập nhật tình hình thường xuyên để thay đánh giá, thay đổi kế hoạch phù hợn

Phần kết

Trên đây là nội dung tổng hợp về thông tin Quản lý rủi ro, wikicoin rất vui khi có thể cung cấp được những nguồn thông tin hữu ích cho các bạn đọc trong quá trình tìm hiểu và tham khảo về thị trường tài chính. Nếu thấy bài viết này hay đừng quên tặng mình một bình luận ở bên dưới nhé!

Người viết: Bích Ngọc

Nguồn tham khảo: acabiz.,vietnambiz.vn, cafekinhdoanh.net, wiki.tino.org, isocert.org.vn, emime.vn, blog.webico.vn

Chia sẻ nội dung:

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest