ROA là gì? Chắc rằng các bạn mới tham gia vào thị trường tài chính vẫn còn rất mơ màng về nội dung này phải không? Đừng lo Wikicoin sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ROA cũng như là chi tiết những đểm nổi bật bạn cần chú ý. Hãy cùng theo dõi bài viết này của Wikicoin nhé!
ROA là gì?
ROA (Return on Assets) là chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lời trên tài sản. Chỉ số này thể hiện tỷ lệ giữa lợi nhuận so với tài sản được đem vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Công thức tính ROA
ROA = Lợi nhuận sau thuế (Earnings) / Tài sản (Assets) * 100%
Trong đó:
- Lợi nhuận sau thuế: là lợi nhuận ròng dành cho cổ phiếu thường
- Tài sản: là tổng tài sản của doanh nghiệp.
- P/s: Tổng tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ
- ROA đơn vị tính là %.
Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt?
ROA bao nhiêu là tốt phụ vào:
- Công ty đó đang hoạt động trong lĩnh vực nào
- So sánh chỉ số ROA các đối thủ cùng ngành
- So sánh chỉ số ROA với kết quả trong quá khứ
Thông qua công thức ROA, bạn sẽ tính được tỷ số ROA – Khả năng sinh lời của tài sản. Với kết quả này, bạn đọc như sau:
Với kết quả chỉ số ROA, sẽ cho chúng ta biết được 1 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu ROA càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng lớn, hay nói cách khác, khả năng sinh lời của tài sản doanh nghiệp càng lớn.
Khi đưa ra kết luận về ROA, bạn cần so sánh ROA của kỳ này với kỳ trước, của thực tế với kế hoạch, của doanh nghiệp với trung bình ngành.
Ý nghĩa của chỉ số ROA
ROA có ý nghĩa quan trọng đối với cả lãnh đạo doanh nghiệp, nhà đầu tư và các ngân hàng cho vay. Cụ thể như sau:
- Đối với chủ doanh nghiệp
– Dựa vào chỉ số ROA, nhà quản lý doanh nghiệp sẽ biết được số vốn bỏ ra để đầu tư và lợi nhuận ròng đem về là bao nhiêu. Chỉ số ROA càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản càng hiệu quả.
– Chỉ số ROA cũng là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh. Khi so sánh chỉ số ROA giữa các thời kỳ hoặc so sánh với các doanh nghiệp có cùng quy mô trong cùng ngành. Nếu ROA cao, doanh nghiệp sẽ tiếp tục duy trì chiến lược kinh doanh hiện tại, còn nếu ROA thấp lãnh đạo doanh nghiệp cần phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
- Đối với các nhà đầu tư
Chỉ số ROA cũng được các nhà đầu tư sử dụng để lựa chọn cổ phiếu đầu tư. Khi so sánh chỉ số ROA của các doanh nghiệp trong cùng ngành, doanh nghiệp nào có ROA càng cao thì khả năng sinh lời càng tốt. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc giá cổ phiếu sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên so sánh ROA của doanh nghiệp với chính nó trong quá khứ để biết doanh nghiệp đó có đang hoạt động tốt lên hay không.
- Đối với ngân hàng
Chỉ số ROA chính là bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngân hàng sẽ dựa vào chỉ số này để đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và đưa ra quyết định có nên cho doanh nghiệp vay tiền hay không.
Trên đây là thông tin chi tiết về chỉ số ROA được wikicoin tổng hợp. Hy vọng đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích với các bạn đọc. Nếu thấy bài viết này hay đừng quên tặng mình mọt bình luận ở bên dưới nhé!
Người viết: Bích Ngọc
Nguồn:Tổng hợp