Stochastic là gì? Bạn muốn tìm hiểu về Stochastic ? Làm thế nào để áp dụng chúng vào quá trình phân tích để có thể kiếm được lợi nhuận ổn định trên thị trường tài chính một cách an toàn và bền vững ?Thì mời bạn hãy theo dõi bài viết này của Wikicoin.vn nhé!
Stochastic là gì?
Chỉ báo Stochastic là những đường chỉ sự dao động của giá dựa trên cơ sơ quan sát sau:
+ Khi giá tăng, giá đóng cửa có khuynh hướng tiến gần đến biên trên của một khung giá (price range).
+ Khi giá giảm, giá đóng cửa có khuynh hướng tiến gần đến biên dưới của một khung giá (price range).
Stochastic có nhiệm vụ đo động lượng (đà) của giá. Bạn hãy hình dung rằng, khi một tên lửa bay lên không trung và trước khi nó quay xuống, nó phải giảm tốc độ. Hay nói một cách khác, động lượng luôn thay đổi hướng trước giá.
Mỗi chỉ báo Stochastic sử dụng hai đường, % K và %D.
Có hai đường Stochastic:
- Slow Stochastic
- Fast Stochastic.
Sự khác biệt của hai đường này được thể hiện ở cách tính hai đường %K và %D. Đường Slow Stochastic chậm và nhẵn hơn đường Fast Stochastic.
Công thức tính chỉ số Stochastic
%K=((C – L14)/(H14-L14))x 100
Trong đó:
- C = giá đóng cửa hiện tại
- L14 = giá thấp nhất của 14 phiên giao dịch
- H14 = giá cao nhất của 14 phiên giao dịch
- %D = SMA 3 phiên của %K
Để bạn dễ hình dung hơn, xem hình minh họa dưới đây:

Chỉ báo Stochastic được cá nhân hóa khá nhiều tùy thuộc vào ý tưởng của từng nhà giao dịch là gì. Có người chỉ sử dụng đường %K, có người lựa chọn thông số là 5, 8 hay thậm chí là 20 period (phiên) để tính %K.
Bạn có thể điều chỉnh độ nhạy của Stochastic bằng cách điều chỉnh thông số của phiên giao dịch.
Phân loại chỉ số Stochastic
Có ba loại Stochastic chính đó là: Stochastic nhanh, Stochastic chậm và Stochastic đầy đủ.
- Stochastic nhanh:
%K= công thức cơ bản tính %K
%D= 3- period SMA of Fast %K
- Stochastic chậm:
%K=3-period SMA of Fast %K
%D= 3- Period SMA of Slow %K
- Stochastic đầy đủ.
%K= Trung bình X của Fast %K
%D= X- period SMA of Full %K
Các phương pháp giao dịch hiệu quả với Stochastic
Giao dịch theo xu hướng
Trong phương pháp này, chúng ta sẽ kết hợp Stochastic với đường EMA để xác định xu hướng chính của thị trường. Ở đây, mình sẽ dùng EMA 100 và EMA 200 để xác định xu hướng dài hạn của thị trường.
Cách thức thực hiện khá đơn giản:
- Xác đinh xu hướng chính của thị trường dựa vào EMA 100 và EMA 200
- Trong xu hướng tăng: Canh Buy khi giá hồi về đường EMA nếu thời điểm đó Stochastic cho tín hiệu QUÁ BÁN
- Trong xu hướng giảm: Canh Sell khi giá hồi về đường EMA nếu thời điểm đó Stochastic cho tín hiệu QUÁ MUA
Các bạn có thể tham khảo ví dụ về giao dịch với Stochastic và EMA trong xu hướng giảm dưới đây.

Giao dịch với Stochastic kết hợp Hỗ Trợ Kháng Cự và Mô hình nến đảo chiều
Đây là phương pháp hữu hiệu để các bạn có thể sử dụng tính chất quá mua quá bán của Stochastic. Lưu ý các bạn chỉ nên áp dụng ở những vùng kháng cự hỗ trợ mạnh.
Cách thức áp dụng như sau:
- Xác định vùng kháng cự hỗ trợ mạnh mà tại đó xảy ra khả năng đảo chiều cao
- Tìm kiếm những Mô hình nến đảo chiều tại vùng này
- Khi đặt 2 điều kiện trên, nếu Stochastic đạt ngưỡng Quá mua hoặc Quá bán là cơ hội tuyệt vời để bạn vào lệnh
Các bạn có thể tham khảo ví dụ như trong hình dưới đây:

Phần kết
Trên đây là thông tin chi tiết về Stochastic oscillator được wikicoin.vn tổng hợp, hy vọng đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích với các bạn đọc trong quá trình tham khảo và tìm hiểu nhé!
Người viết: Bích Ngọc
Nguồn: Tổng hợp