Vốn chủ sở hữu là gì? Trong hoạt động kinh doanh, việc quan tâm đến các yếu tố về nguồn vốn là điều tất yếu. Vậy bạn đã hiểu gì về vốn chủ sở hữu rồi? chúng được hình thành như thế nào? cùng tham khảo bài viết này của wikicoin để hiểu rõ hơn về thông tin của vốn chủ sở hữu nhé!
Vốn chủ sở hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu là khái niệm không được quy định trong Luật Doanh nghiệp.
Vốn chủ sở hữu là loại vốn do các chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong công ty cổ phần đưa vào để phục vụ cho hoạt động của công ty.

Đây là một trong những nguồn tài trợ thường xuyên trong doanh nghiệp. Chỉ khi nào đơn vị phá sản hoặc ngừng hoạt động, loại vốn này được ưu tiên trả các khoản nợ rồi mới chia đều cho các cổ đông theo tỷ lệ góp vốn của họ.
Vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn điều lệ, lợi nhuận chưa phân phối và các nguồn khác.
Công thức tính vốn chủ sở hữu?
Công thức:
VCSH= Tổng tài sản – Nợ phải trả
Trong đó:
Tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của doanh nghiệp.
- Tài sản ngắn hạn là tiền gồm có: tiền gửi ngân hàng, tiền đang được luân chuyển, tiền mặt (tiền Việt Nam, ngoại tệ) và các khoản tương đương có giá trị như tiền (vàng, bạc, đá quý, kim khí quý),…
- Tài sản dài hạn bao gồm: các khoản đầu tư tài chính dài hạn, các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư và các loại tài sản dài hạn khác,…
Nợ phải trả thường bao gồm các khoản như phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả người lao động, phải trả nội bộ, vay và nợ thuê tài chính, nhận ký quỹ, ký cược, người mua ứng trước tiền hàng, phải trả phải nộp khác,…
Vốn chủ sở hữu bao gồm những gì?
VCSH được phản ảnh trong Bảng cân đối kế toán, gồm: vốn của các nhà đầu tư, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận giữ lại, các quỹ, lợi nhuận chưa phân phối, chênh lệch tỷ giá và chênh lệch đánh giá lại tài sản. (Theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam VAS 01)
Vốn góp của chủ sở hữu
Vốn của các nhà đầu tư có thể là vốn của chủ doanh nghiệp, vốn góp, vốn cổ phần, vốn Nhà nước; là vốn bổ sung hay góp ban đầu của chủ sở hữu doanh nghiệp.
Góp vốn là hình thức đưa tài sản vào doanh nghiệp để trở thành chủ sở hữu doanh nghiệp. Có nhiều hình thức góp vốn khác nhau, chủ sở hữu có thể góp bằng tri thức, hoạt động, công việc hay tài sản như hiện vật, tiền…
Thặng dư vốn cổ phần (chỉ áp dụng với công ty cổ phần)
Thặng dư vốn cổ phần còn có cách gọi khác là thặng dư vốn trong công ty cổ phần. Đây là phần chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu với giá thực tế phát hành cổ phiếu.
Thặng dư vốn cổ phần có thể chiếm một tỷ trong lớn trên tổng VCSH.
Lợi nhuận chưa phân phối
Lợi nhuận chưa phân phối là chỉ tiêu phản ánh kết quả lãi lỗ sau thuế thu nhập của doanh nghiệp. Đây là khoản lợi nhuận chưa được phân phối vào quỹ của doanh nghiệp hay chưa chia cho cổ đông.
Các nguồn vốn và các quỹ khác
Nguồn vốn và quỹ khác bao gồm: Quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, chênh lệch đánh giá lại tỷ giá hối đoái, chênh lệch đánh giá lại tài sản, các nguồn kinh phí và quỹ khác.
Ý nghĩa của vốn chủ sở hữu
Ý nghĩa của vốn chủ sở hữu chính là dùng để duy trì các hoạt động kinh doanh, sản xuất cho công ty. Đồng thời, nó cũng được sử dụng để chi trả cho các khoản nợ của chính doanh nghiệp đó.
Số tiền lợi nhuận doanh nghiệp thu về sẽ được chia thành nhiều phần khác nhau dựa vào tỷ lệ đóng góp của các chủ sở hữu công ty. Ngoài ra, nếu có khoản nợ phải trả thì những người này cũng sẽ phải cùng nhau gánh chịu khoản lỗ đó.
Chính vì vậy, khi vốn của chủ sở hữu đang có xu hướng giảm dần tức là cơ cấu của doanh nghiệp đang bị thu hẹp lại hoặc kinh doanh thua lỗ. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ khiến vốn chủ sở hữu bị âm và công ty rơi vào tình trạng thanh lý tài sản dẫn đến nguy cơ phá sản.
Trên đây là tổng hợp thông tin chi tiết về nội dung vốn chủ sở hữu, Wikicoin rất vui khi bài viết này cũng cấp được những thông tin hữu ích cho các bạn đọc trong quá trình tìm hiểu và tham khảo. Nếu thấy bài viết hay đừng quên tặng mình một bình luận ở bên dưới nhé!
Người viết: Bích Ngọc
Nguồn tham khảo: LuatVietNam, Congtychungkhoanyuatanvietnam, Beadautu, Nhanhoa.com